NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHUẨN 

Tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thương hiệu ngay từ đầu?

* Trước khi trả lời câu hỏi này các doanh nghiệp Việt nói chung hãy tự đặt câu hỏi về thương hiệu mình và thương hiệu mạnh ở Châu Á và các nước phát triển nói chung.
1. Tại sao tôi có sản phẩm tốt, có giá thành tốt nhưng không thể cạnh tranh các sản phẩm “có thương hiệu” từ nước ngoài? Thậm chí thua ngay trên sân nhà về thị phần và doanh số?
2. Tại sao sản phẩm/dịch vụ tôi tốt ở khu vực này, nhưng sang khu vực khác thì không thể phát triển được?
3. Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng thương hiệu có quy trình chuẩn đều có “giá trị thương hiệu” định giá vài tỷ USD? Còn giá trị thương hiệu mình thường không rõ là bao nhiêu?
4. Tại sao các “thương hiệu mạnh” luôn thâm nhập và phát triển tốt ở các thị trường khác nhau, trong khi thương hiệu mình điều này xem là một thứ gì đó xa sỉ?
5. Khi định giá doanh nghiệp bạn, điều mà các bên quan tâm là điều gì thật sự? Tài sản doanh nghiệp bạn hay giá trị thương hiệu bạn?
6. Tại sao người tiêu dùng Việt luôn mang tư tưởng sính ngoại? Trong khi sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp Việt chưa chắc thua hoặc có phần tốt hơn?
7. Tại sao doanh nghiệp bạn luôn đau đầu với các bài toán bán hàng, marketing tốn chi phí hàng năm, rồi quanh năm suốt tháng luôn trong đầu bài toán “Làm sao tôi bán được hàng và mãi mãi thấy mình không thể lớn nổi, không thể phát triển các thị trường khác nhau, luôn bị động khi bị các thương hiệu khác cạnh tranh gay gắt.


* Câu trả lời đơn giản là tạo “Giá trị thương hiệu” và niềm tin thương hiệu với doanh nghiệp bạn và định vị cho người tiêu dùng biết rõ và luôn nhớ đến bạn. Xây nền thương hiệu và tạo giá trị thương hiệu qua những quy chuẩn “Định tính và định lượng” rõ ràng và sự chuẩn hoá mọi giá trị theo thời gian tạo nên giá trị thương hiệu thực sự và “Niềm tin thương hiệu” trong tâm trí người tiêu dùng.  



Những quy trình chuẩn hoá thương hiệu gồm:
1. Hệ thống nhận diện hữu hình và vô hình: biết rõ về bạn và các giá trị cốt lõi doanh nghiệp bạn.
2. Định vị thương hiệu: khẳng định rõ ràng “bạn là ai?” trong hàng loạt các sản phẩm/dịch vụ giống như bạn, đúng ngay từ đầu sẽ không phải nhiều năm loay hoay tìm hướng đi xác định tôi là gì trong mắt người tiêu dùng.
3. Truyền thông thương hiệu: tạo các giá trị cốt lõi thật sự cho doanh nghiệp và những khách hàng thật sự cho doanh nghiệp bạn, thay vì hàng năm tốn tiền vô tội ra chạy quảng cáo chỉ mong bán được hàng mà không hiểu nhiều năm mình vẫn làm như vậy? Truyền thông định hướng và dẫn dắt giá trị khẳng định thương hiệu và vị thế thương hiệu bạn trên thương trường.
4. Bản thiết kế thương hiệu: tầm nhìn và hướng đi rõ ràng về ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp, tránh đi theo hướng đối thủ hoặc đi lệch hướng khi gặp khó khăn. Điều rất nhiều CEO mắc phải khi làm kinh doanh mà không hướng về giá trị cốt lõi.
5. Xã hội hoá thương hiệu: khi thương hiệu gắn với con người, sự trải nghiệm và sự lan truyền tầm ảnh hưởng, doanh nghiệp bạn thật sự thành công trong tạo “độ sâu thương hiệu”, độ sâu tâm trí người tiêu dùng: Nhớ hoài, nhớ mãi và luôn luôn cần bạn. Đây là cách mà tập đoàn lớn như: Facebook, google, apple, Toyota, Samsung làm rất thành công.
6. Bản sắc thương hiệu: sự chuyển hoá các giá trị cốt lõi và sự cam kết thương hiệu là sự thành công trong hướng phát triển và mở rộng thị trường, điều mà doanh nghiệp Việt đau đầu hàng thập kỷ. Đây là cách mà Starbuck thành công vang dội trong tạo giá trị thương hiệu và phát triển thương hiệu từ độ phủ lẫn độ sâu.
“Hãy tạo giá trị thương hiệu thật sự chứ không phải tạo giá trị bán hàng cạnh tranh”
7. Khi giá trị thương hiệu là giá trị của sự hữu hình và sự vô hình. Đa phần ai cũng muốn có sự hữu hình từ doanh số, thị phần, giá trị sản phẩm mà quên đi điều cốt lõi là giá trị vô hình qua bản sắc thương hiệu, giá trị cốt lõi, giá trị cảm nhận khách hàng, giá trị lịch sử…Sự lơ là những giá trị này có thể gây ra thiệt hại chung từ khách hàng và các bên liên quan mà ít ai có thể phát hiện cách mà Ferari, Starbucks, Harley Davision…tạo giá trị vô hình rất đỉnh cao, mang đậm dấu ấn tổ chức và cá nhân CEO. Tại sao doanh nghiệp Việt chưa làm được điều này trong việc tạo giá trị vô hình? Do việc thiếu những “Toán thương hiệu” đo lường giá trị và những chiến lược thương hiệu phù hợp Bản sắc thương hiệu Việt. Đến lúc thay đổi cuộc chơi thương hiệu Việt, không còn là sân chơi của các thương hiệu mạnh qua “Toán thương hiệu”, đi tạo những giá trị thương hiệu thật sự và rõ ràng.

A. Xây dựng thương hiệu mạnh có tính hiệu quả luôn là một thách thức với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cần một lộ trình rõ ràng và tạo được “độ sâu” thương hiệu qua các lợi thế cạnh tranh và sự cam kết doanh nghiệp. Điều thách thức qua thời gian phải duy trì “bản sắc thương hiệu” không bị xuống cấp và không bị phai nhạt trong tâm trí khách hàng. “Độ sâu thương hiệu = sự chuẩn hoá bản sắc và các giá trị cốt lõi” không đổi trong các môi trường kinh doanh để doanh nghiệp có “độ sâu” cần những yếu tố then chốt sau:
1. Bắt đầu bằng 1 bản sắc thương hiệu mạnh: định vị rõ ràng, dễ nhận biết, chiến lược và tư duy sáng tạo về: truyền thông, marketing, thông điệp…Luôn đồng nhất tạo giá trị thực sự cho thương hiệu.
2. Tạo dữ liệu về thương hiệu cho tương lai: những thương hiệu thành công đầu tư vào việc “chỉ dẫn rõ ràng một thương hiệu là gì” để khách hàng cảm nhận phần xác (hình ảnh, logo…) và phần hồn (trải nghiệm, các giá trị sản phẩm/dịch vụ) trong tâm trí và dẫn dắt khách hàng trong tương lai gần, xa. Tránh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” về quảng cáo thương hiệu.
3. Quản lý thương hiệu chặt chẽ, mỗi doanh nghiệp cần một “chuyên gia thương hiệu thật sự” để đo sự mạnh yếu trong các thời điểm. Biết khi nào tạo sự bền vững (độ sâu) và tạo sự mở rộng (độ phủ) để phát triển thay vì lúc nào cũng tập trung nhiều vào quảng cáo, marketing…
4. Trải nghiệm thương hiệu: sự tinh tế trong phong cách, đưa ra một thay đổi thật sự trong trải nghiệm của khách hàng, đừng chỉ thay đổi bề mặt.
“Độ sâu giữ chân khách hàng, độ phủ tạo sự nhận biết khách hàng”.

B. Nguyên lý thực thi tạo thương hiệu mạnh:
1. Học cách tập trung vào một mục tiêu duy nhất: thị trường chọn, phân khúc khách hàng chọn, sản phẩm/dịch vụ then chốt, phối hợp đồng nhất các công cụ PR, truyền thông, marketing…lan toả.
2. Thành quả đến với người biết chờ đợi – Hãy kiên nhẫn và vững tin.
3. Ai sẽ tham gia cùng bạn (khách hàng, cộng sự, các bên liên quan) – Hãy xác định rõ ràng vai trò của từng người trong quy trình vận hành.
* Thương hiệu bạn tạo dựng là tình yêu thật sự chứ không phải “tình một đêm”. Xây dựng hình ảnh trong tâm trí chứ không phải hình ảnh thật đẹp để khách hàng chợt nhớ rồi quên.
4. Hãy để thương hiệu bạn chiến thắng tại những thị trường nhỏ và những thị trường đang phát triển để tạo nền móng vững chắc “nâng tầm cuộc chơi thương hiệu Việt”. 

 

VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VIỆT NAM